Trung quốc - Chợ toàn thế giới
Tin tức 21/03/2018


Vào những năm 90 của thế kỉ trước, giá trị của các sản phẩm mà Trung Quốc làm ra chỉ chiếm vỏn vẹn 3% sản lượng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay, con số đó đã nhảy vọt lên 25%  giúp Trung Quốc vươn lên vị thế nền kinh tế thứ hai thế giới và được mệnh danh là “công xưởng Châu Á”, chiếm một nửa nguồn sản xuất hàng hóa trên toàn cầu, đồng thời hình thành nên chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó, cũng sẽ không ngoa khi gọi Trung Quốc là Chợ thế giới.

Vậy điều gì và nhờ đâu mà Trung Quốc được mệnh danh như thế? Hãy cùng hangve.com.vn tìm ra những điều kiện cần và đủ để đạt được những thành tựu đáng ngạc nhiên vừa nêu trên.

Trước hết cần xét đến điều kiện cần giúp Trung Quốc trở thành mảnh đất màu mỡ, thu hút đầu tư nước ngoài và trở thành công xưởng gia công cho hầu hết các sản phẩm trên toàn thế giới. Đầu tiên phải kế đến chính là lực lượng lao động. Con số hơn 1,4 tỉ người (2017) thực sự là một nguồn lực hấp dẫn cho bất kỳ một ngành công nghiệp hoặc sản xuất nào. Bên cạnh đó,với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới, Trung Quốc một lần nữa ghi tên mình vào danh sách những thiên đường mà các thương hiệu lớn có thể tin tưởng gia công sản phẩm của mình. Nếu chỉ dừng lại ở những điều kiện địa lí như vậy thì có lẽ chúng ta đã không có được một “công xưởng của thế giới” như ngày hôm nay. Nhờ việc theo đuổi hoạt động sản xuất giá rẻ, chi phí nhân công thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất mà Samsung, Microsoft, Toyota và các tập đoàn đa quốc gia khác đều có nhà máy gia công tại đây.

Có thể các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên về mức độ to lớn của “công xưởng Châu Á” với những con số thống kê từ cách đây khá lâu (2013): Theo trang Business Insider, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã đạt mức 7,3 nghìn tỷ USD, kèm theo đó là các số liệu vô cùng ấn tượng sau: Sản lượng máy điều hòa không khí tính trên đầu người của Trung Quốc cao gấp 17 lần phần còn lại của thế giới với 109 triệu chiếc, chiếm 80% tỷ lệ toàn cầu. Tính trung bình, Trung Quốc sản xuất 81,1 chiếc điều hòa không khí tính trên 1.000 người mỗi năm, so với mức trung bình 4,8 chiếc của phần còn lại của thế giới. Sản lượng máy tính cá nhân của Trung Quốc lớn gấp 40 lần phần còn lại của thế giới, với: 320,4 triệu chiếc, chiếm 90,6% toàn cầu. Trung Quốc sản xuất bình quân 238,3 chiếc máy tính cá nhân/1.000 người mỗi năm, so với mức 5,9 chiếc/1.000 người mỗi năm của phần còn lại của thế giới. Sản lượng đèn tiết kiệm nhiên liệu của Trung Quốc tính trên đầu người cao gấp 16 lần phần còn lại của thế giới với: 4,3 tỷ chiếc, chiếm: 80% toàn cầu. Sản lượng sản phẩm này của Trung Quốc là 3,2 chiếc/người/năm, so với mức 0,2 chiếc/người/năm của phần còn lại của thế giới. Sản lượng giày bình quân đầu người của Trung Quốc lớn gấp 7 lần phần còn lại của thế giới, với: 12,6 tỷ đôi, chiếm: 63% toàn cầu. Trung Quốc sản xuất trung bình 9,4 đôi giày/người/năm, so với mức trung bình 1,3 đôi/người/năm của phần còn lại của thế giới (số liệu của năm 2010). Cuối cùng là sản lượng điện thoại di động bình quân đầu người của Trung Quốc lớn gấp 10 lần thế giới, với: 1,1 tỷ chiếc, chiếm: 70,6% toàn cầu. Tính bình quân, Trung Quốc sản xuất được 840,7 chiếc điện thoại di động/1.000 người/năm, so với tỷ lệ 83,6 chiếc/1.000 người của phần còn lại của thế giới.


Những con số ấn tượng như vậy, phần lớn đều được thúc đẩy bởi nguồn lao động giá rẻ và việc hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu đi khắp thế giới. Và như đã trình bày ở phía trên, những con số ấn tưởng đó không chỉ được tạo thành từ những điều kiện cần mà còn nhờ đến những điều kiện đủ từ bên ngoài, đó là từ phía những nhà đầu tư, những tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Họ đã nhìn thấy những điều hấp dẫn, mời gọi ở “miền đất hứa” mang tên Trung Quốc. Để có thể hiểu rõ hơn về điều đó, xin mời các bạn đọc qua câu chuyện chuyển mình của Apple sau đây.

Vào năm 1985, sau khi sa thải Steve Jobs, Apple lâm vào một thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của ban điều hành. Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được một sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không một nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là một công ty đang ngoắc ngoải chờ chết. Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính.... Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của một công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ... Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết. Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook... Khi thuê một nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi. Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, một con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop. Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì một hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion. Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Đến đây chắc các bạn đã hiểu được những yếu tố “thiên lời địa lợi nhân hòa” đã đưa Trung Quốc lên vị thế của ngày hôm nay. Và chắc chắn các bạn sẽ tự đặt ra một câu hỏi rằng những yếu tố bên trên chỉ mới làm sáng tỏ mệnh đề “công xưởng Châu Á”, “xưởng gia công của thế giới”, vậy còn vấn đề “chợ thế giới” thì sao? Rõ ràng họ là đơn vị gia công cho các thương hiệu khác, thành phẩm sau đó cũng được mang về quốc gia sản sinh ra thương hiệu, gắn nhãn “made in…” mà không chắc là sẽ bán ở Trung Quốc. Thế làm sao Trung Quốc có thể trở mình để trở thành “đầu mối” hàng hóa trên thế giới?

Quay lại vấn đề gia công cho các thương hiệu lớn, các bạn sẽ hình dung được ngay suốt những năm tháng vất vả, làm “cu li” như vậy, Trung Quốc đã học hỏi, bổi dưỡng kiến thức về  những điều cần thiết để tự xây dựng những thương hiệu riêng cho minh, Lenovo chính là một ví dụ điển hình. Từ một cái tên không ai biêt tới, Lenovo đã trở thành thương hiệu lọt top 10 hãng latop tốt nhất trên toàn thế giới.


Ngày nay, sẽ không quá khó khăn trong việc tìm kiếm các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép cho đến các loại linh kiện, đồ dùng điện tử có xuất xứ Trung Quốc. Trung Quốc cũng được xem là bạn hàng của hàng loạt nước trên thế giới và các nước trong khu vực với nhiều phân khúc hàng hóa, đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kích thước và đặc biệt là giá cả. Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế cộng với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới, rất có thể Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ mất đi ngôi vị “công xưởng Châu Á” vào tay những quốc gia ở các khu vực khác nên thời gian gần đây, Trung Quốc thay vì xuất khẩu, họ quay sang phục vụ chính nhu cầu trong nước với dân số hơn 1 tỷ người, tạo thành một thị trường hàng hóa vô cùng phong phú và đa dạng, đủ sức thỏa mãn yêu cầu của bất cứ một khách hàng nào, mở ra một hướng đi lí tưởng cho các bạn yêu thích việc săn hàng Trung Quốc hoặc xây dựng con đường làm giàu của mình bằng việc nhập khẩu hàng hóa tại đây.

Giờ đây mua hàng Trung Quốc cũng không còn là điều quá khó khăn nữa. Bạn không cần phải đến tận các chợ đầu mối chuyên nhập sỉ các mặt hàng Trung Quốc. Rất nhiều trang web, dịch vụ ra đời, phục vụ nhu cầu mua hàng Trung Quốc online. Một trong những đơn vị hàng đầu trong việc mua hàng Trung Quốc đảm bảo uy tín, trách nhiệm và tiết kiệm chính là hangve.com.vn. Chúng tôi phục vụ các bạn như chính những người thân trong gia đình. Giúp các bạn mua hàng Trung Quốc online, thảnh thơi, an toàn và yên tâm. Để có được những thông tin cụ thể hơn, xin mời các bạn tìm đọc bài viết hương dẫn mua hàng tại hangve.com.vn

Chúc các bạn tận hưởng niềm vui mua sắm và ý tưởng kinh thương của mình!



X

Bạn cần tư vấn ?